新選組〜Shinsengumi
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


新選組〜Shinsengumi
Vietnamese Fanclub

 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  


Các website liên quan tới Shinsengumi
幕末維新新選組 新選組百科事典時代屋〜新選組 新選組〜夜明けの前〜 幕末の剣士たまひと
歴史館 英才剛直の人 土方歳三の生涯

Liên kết forums

  雪ねずみの日本語図書館 Smile Always♪ボケネコサイト Boyzone Vietnamese Fanclub

Share | 
 

 Văn hóa giày dép Nhật Bản

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Mèo Âu
oღ北公爵夫人ღo
Mèo Âu

Tổng số bài gửi : 141
Join date : 31/01/2011

Văn hóa giày dép Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Văn hóa giày dép Nhật Bản   Văn hóa giày dép Nhật Bản I_icon_minitime9/4/2011, 9:12 pm

Văn hóa giày dép Nhật Bản

Ngày nay ở Nhật Bản người ta ít khi mặc kimono va yukata, nên cũng dễ hiểu khi giày dép cổ truyền như geta, zori và waraji cũng hiếm thấy. Nhưng chỉ khoảng 30 hay 40 năm về trước, người ta thường mang dép zori và guốc geta.

Chúng ta sẽ điểm qua giày dép Nhật Bản, từ ngưỡng kiểu cổ xưa cho đến những kiểu mới lạ và độc đáo phản ánh những quan điểm không thay đổi về những gì đáng để mang vào chân.

Giày dép cổ truyền ở Nhật Bản có hai nguồn gốc lịch sử chính. Một kiểu bắt nguồn từ miền nam Trung Quốc và Đông Nam Á, với đặc điểm là có một quai phía trước trên mặt đế dép. Bàn chân nằm dưới quai, còn ngón chân cái và ngón chân thứ hai kẹp lấy đầu quai. Kiểu dép mở trống này rất lý tưởng cho khi hậu nóng và ẩm, giúp cho việc mang vào và cởi ra dễ dàng hơn.

Kiểu còn lại xuất phát từ miền bắc Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. Bàn chân gần như được che kín, gần giống như mang giày. Trong suốt thời kỳ Yayoi khoảng 2.000 năm về trước đây, nông thôn Nhật mang tageta (田下駄) để chân khỏi lún vào bùn khi cấy lúa ngoài đồng. Tageta đượclàm bằng những miếng ván lớn hơn bàn chân, Những sợi dây để chân bám vào được xỏ qua những cái lỗ trên tấm ván. Người ta cho rằng tageta chính là nguồn gốc từ geta (下駄: guốc gỗ) mà sau này được mang rất nhiều.

Văn hóa giày dép Nhật Bản 33oiagl

Giày được phát hiện trong những ngôi mộ từ thế kỷ thứ sáu của những người thuộc giai cấp thống trị. Những đôi giày này được phủ kim loại, theo kiểu ở bán đảo Triều Tiên, và chúng rất hoa mỹ, nên dĩ nhiên là không thể sử dụng chúng hàng ngày được. Sau đó, người ta cũng bắt đầu mang giày dành riêng cho các nghi lễ ở triều đình, tại chùa và các điện thờ Thần đạo. Thậm chí, ngày nay, những bộ y phục truyền thống cho các thành viên của gia đình Hoàng tộc cũng bao gồm một đôi giày lông lẫy được chạm khắc từ gỗ. Vào thời cổ đại, người ta cũng mang giày vải va giày da.

Văn hóa giày dép Nhật Bản 2ujo805

Văn hóa giày dép Nhật Bản 166yqe0

Những đôi giày bện bằng rơm được nhập từ Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ tám, chẳng bao lâu sau, chúng cũng đã phát triển thành giày rơm gọi là waraji (草鞋), phù hợp với khí hậu và tập quán bỏ giày dép trước khi vào nhà của Nhật. Waraji: Vẫn được các người đi câu trong những khe suối sử dụng để bàn chân bám chắc hơn. Dép waraji được làm bằng rơm bện. Những quai rơm dài gắn trước đầu dép chạy vòng qua hai lỗ ở cạnh bàn chân và gót chân rồi được cột lại quanh mắt cá để giữ chạt đế dep với bàn chân. Waraji rất nhẹ, cho phép bước đi rất nhanh, và làm một đôi giày như thế này rất rẻ, nên ngày trước, những binh sĩ cấp thấp, nhân công xây dựng và tầng lớp bình dân thường mang chúng khi đi lại.

Văn hóa giày dép Nhật Bản 903rx0

Zori (草履): Loại dép đắt tiền dành cho phụ nữ. Đế có năm lớp và tráng men. Zori dành cho phụ nữ có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau. Dép rơm zori là một kiểu cải tiến của kiểu waraji, đây là loại được cho là nguồn gốc của loại dép đi biển cả thế giới đang dùng hiện nay. Nó có một quai và đế hình bầu dục, cả hai được làm tư rơm bện. Ngón chân cái và ngón chân thứ hai giữ lấy đầu quai. Một kiểu cải biên dùng cho binh lính thời trung cổ là kiểu dép khong gót ashinaka, được thiết kế để sử dụng trên chiến trường.

Ashinaka (足半): Các ngón chân và gót lòi ra khỏi đế giày, giúp chân bám chắc hơn và thao tác dễ hơn.

Văn hóa giày dép Nhật Bản Rqyfli

Có rất nhiều kiểu dáng zori hiện nay tại Nhật.

Văn hóa giày dép Nhật Bản 208i9hk Văn hóa giày dép Nhật Bản 23rq2bn

Một kiểu hiện nay được xem là kiểu đặc trưng của dép zori là dép setta (雪駄) - mặt trên cùng của đế có miếng vỏ tre đan, mặt dưới được bọc da, và gót được bọc kim loại. "Dép làm tiêu mỡ": Không có gót nên bạn phải đi bằng những đầu ngón chân. Loại này giúp tăng cường cơ bắp và cải tạo dáng dấp. Một kiểu rất thịnh hành hiện nay. Một bà nội trọ đã phát minh ra loại này để giúp phụ nữ làm đẹp và nâng cao sức khỏe.

Văn hóa giày dép Nhật Bản Rwuyxe

(By Angel @ Ngoisao)
Về Đầu Trang Go down
http://shinsengumi.fanforum.biz
Mèo Âu
oღ北公爵夫人ღo
Mèo Âu

Tổng số bài gửi : 141
Join date : 31/01/2011

Văn hóa giày dép Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn hóa giày dép Nhật Bản   Văn hóa giày dép Nhật Bản I_icon_minitime9/4/2011, 9:14 pm

Tabi (足袋) giống như vớ, ngoại trừ việc chúng được thiết kế để đi chung với zori (草履) và waraji (草鞋). Tabi giúp đỡ cho đôi chân ấm vào mùa đông và chốn dộp ở những chỗ quai dép cọ vào chân. Loại "vớ" này rất độc đáo vì có một khe hở giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai, để hai ngón chân này có thể kẹp đầu quai dép. Tabi "vớ" tabi coton dành cho phụ nữ thường có màu trắng, màu xanh đậm dành cho nam giới. Mặc dù hiện nay, vào những dịp lễ truyền thống, quý ông có thể chọn màu khác cho phù hợp với bộ đồ kimono của họ. Những đôi vớ có dây ở đây là kiểu cải tiến của loại được mang hồi thế kỷ 18. Vớ Tabi hiện đại được cài bằng những móc hình móng tay.

Văn hóa giày dép Nhật Bản 121frzt


Văn hóa giày dép Nhật Bản 30sf2c7

Guốc geta (下駄) có một miếng đế bằng gỗ hình chữ nhật với hai miếng gỗ đỡ bên dưới và một cái quai ở bên trên. Các ngón chân giữ lấy phần trên của quai, cũng giống như khi mang zori. Những bức ảnh từ tận thế kỷ 18, đã có những công cụ tốt hơn để sản xuất guốc geta hàng loạt, và chúng trở nên thịnh hành ở thành phố Edo (hiện nay là Tokyo). Chúng càng ngày càng trở nên cầu kỳ, khiến chính quyền Mạc phủ, vốn hay phạt những người bình dân có lối sống phô trương, cấm mang những guốc geta sơn mài. Cho đến khi giày trở nên thông dụng, geta là loại dép được ưa thích - mức sản xuất năm 1955 lên đến 93 triệu đôi, nhưng sau đó thì giảm dần.

Văn hóa giày dép Nhật Bản 6j1pmx Văn hóa giày dép Nhật Bản Oiuao2

Văn hóa giày dép Nhật Bản 1idis3

Giày ống jika-tabi (地下足袋) cũng có khe giống như tabi, nhưng có đế cao su để có thể mang đi ra ngoài mà không cần mang thêm thứ gì khác. Loại này được hai anh em trong gia đình Ishibashi, Tokujiro và Shojiro, phát minh vào năm 1922. Gia đình Ishibashi là nhà làm tabi, và công ty của họ đã phát triển thành công ty Bridgestone, nhà sản xuất vỏ xe nổi tiếng. Trận động đất ở Tokyo nam 1923 đã làm cho loại giày ống jika-tabi mới có một vai trò quan trọng trong nỗ lực xây dựng lại thành phố. Giày ống jika-tabi giúp người mang không bị trượt chân và khe chữ V phía trên giúp cho các ngón chân có thể bám chặt ở những chổ khó đi, đó cũng là lý do mà cho đến nay, nó vẫn được dùng tại những khu xây dựng ở Nhật Bản.

Văn hóa giày dép Nhật Bản 6jghnl Văn hóa giày dép Nhật Bản 2cpevx3

Nước Nhật hiện đại đã chấp nhận rất nhiều thói quen của Tây phương, và mỗi khi ra ngoài hầu như người ta chỉ mang giày, chứ không phải một loại giầy dép nào khác. Nhưng truyền thống không mang giày trong nhà thì vẫn được giữ, và điều này đã khiến cho loại dép uwabaki được sử dụng trong các trường học.

Văn hóa giày dép Nhật Bản 2hyfozt
Về Đầu Trang Go down
http://shinsengumi.fanforum.biz
Mèo Âu
oღ北公爵夫人ღo
Mèo Âu

Tổng số bài gửi : 141
Join date : 31/01/2011

Văn hóa giày dép Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn hóa giày dép Nhật Bản   Văn hóa giày dép Nhật Bản I_icon_minitime9/4/2011, 9:24 pm

Ippon-ha geta (一本歯下駄): Được các nhà sư khổ tu ở vùng núi mang cách đây khá lâu,
và hiện nay thì một số đầu bếp sushi còn mang.

Văn hóa giày dép Nhật Bản 23vc3v8 Văn hóa giày dép Nhật Bản 24yv054


Asagutsu (浅沓): Guốc được đẽo từ gỗ, sau đó được phủ sơn mài đen.

Văn hóa giày dép Nhật Bản 10qmjh4 Văn hóa giày dép Nhật Bản Ru8dpz


Tsuranuki (貫): Giày lông các sứ quân thời trung cổ mang khi họ cưỡi ngựa ra chiến trường.

Văn hóa giày dép Nhật Bản 14b3gnr


Yaki-geta (焼き下駄): Bề mặt được thui cháy, sau đó đánh bóng để
che vết bẩn và giúp dễ bảo quản hơn.

Văn hóa giày dép Nhật Bản 20h65c3


Fuka-gutsu (深靴): Giày ống làm bằng rơm lúa mạch bện.
Được thiết kế để giữ chân cho ấm khi đi trên tuyết.

Văn hóa giày dép Nhật Bản 2n66vbq
Về Đầu Trang Go down
http://shinsengumi.fanforum.biz
Mèo Âu
oღ北公爵夫人ღo
Mèo Âu

Tổng số bài gửi : 141
Join date : 31/01/2011

Văn hóa giày dép Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn hóa giày dép Nhật Bản   Văn hóa giày dép Nhật Bản I_icon_minitime9/4/2011, 9:42 pm

Kanjiki (かんじき): Mang bên dưới giày giúp không bị lún sâu vào tuyết.

Văn hóa giày dép Nhật Bản 2wddnpi Văn hóa giày dép Nhật Bản B9c3ty


Niwa-geta (庭下駄): Đế bằng sơn mài, quai da. Thường mang ngoài vườn.

Văn hóa giày dép Nhật Bản 2ldyt94


Pokkuri (ぽっくり下駄): Cái tên bắt đầu từ âm thanh phát ra bên dưới đế rỗng của giày khi
bạn bước đi. Các cô gái trẻ thường mang vào những dịp rất đặc biệt.

Văn hóa giày dép Nhật Bản 28tauc0 Văn hóa giày dép Nhật Bản 2mmxc4


Ama-geta (雨下駄): Geta bằng sơn mài dùng cho những ngày mưa.
Miếng tsuma-gake (爪掛け: miếng che gót chân) có thể được gắn vào để tránh mưa và bùn.

Văn hóa giày dép Nhật Bản Iqiwx3 Văn hóa giày dép Nhật Bản 24czkvm

(By Angel)
Về Đầu Trang Go down
http://shinsengumi.fanforum.biz
Sponsored content




Văn hóa giày dép Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn hóa giày dép Nhật Bản   Văn hóa giày dép Nhật Bản I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

Văn hóa giày dép Nhật Bản

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
新選組〜Shinsengumi :: Nhật Bản quán ▼ 日本館 :: Khám phá Nhật Bản ▲ 日本の全て-
Chuyển đến 


新選組〜Shinsengumi〜
Vietnamese Fanclub

http://shinsengumi.fanforum.biz/
Copyright © 2011, Forumotion

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất